- Chuyên đề:
- Viêm khớp dạng thấp
Chọn giày cho người đau chân do viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Cách chọn giày tập phù hợp khi tập luyện thể thao
Chỉ được lợi khi bỏ thứ này vào trong đôi giày của bạn
Chọn giày tốt quan trọng không kém kiểm soát đường huyết
Chọn giày cho người tiểu đường
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp thường rất khó phát hiện, vì ở mỗi người khác nhau thì biểu hiện lại khác nhau, và thường thì khi bệnh phát lên sẽ làm cho các bộ phận cơ thể đều bị viêm, nhưng khi dịu lại thì người ta lại khoẻ mạnh bình thường. Đa số những người bị viêm khớp dạng thấp đều trải qua các cơn đau bàn chân, đau mắt cá chân và đau ngón chân. Để hạn chế những cơn đau do viêm khớp dạng thấp, theo các chuyên gia sức khỏe, bạn nên lựa chọn giày dép theo những tiêu chí sau.
1. Lựa chọn giày có các tính năng hỗ trợ
Chọn những đôi giày có nhiều tính năng hỗ trợ để bảo vệ các khớp xương của bạn, đặc biệt là tính năng chống sốc, chống trượt. Bạn nên chọn giày có phần lót có thể tháo rời để dễ dàng thay thế hay điều chỉnh. Tránh sử dụng giày mules (giày hở gót) hay slip-on (giày lười).
2. Kiểm tra độ ôm ngón chân của giày
Mũi giày chật chội, quá ôm sát các ngón chân là “kẻ thù” của những người bị viêm khớp dạng thấp. Hãy lựa chọn giày theo tiêu chí “giày thừa dép thiếu” có phần mũi chân rộng và một khoảng trống nhét vừa 1 ngón tay phía gót chân.
3. Chọn gót giày thấp
Phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp nên tránh đi giày cao gót mà nên làm bạn với giày thể thao hay giày đế bệt. Nếu bạn phải đi giày cao gót, hãy chọn giày có gót thấp hơn 5cm và có quai đeo ôm lấy cổ chân.
4. Lựa chọn đế cao su
Lợi thế của đế cao su là chúng cung cấp sự êm ái và khả năng chống sốc cho bàn chân. Trong những ngày mưa, đế cao su là một lựa chọn đúng đắn do tính chống thấm nước của cao su. So với giày đế da, đế cao su có độ bám với mặt sàn cao hơn do đó giúp cho bạn an toàn hơn trong một số tình huống.
5. Tránh giày buộc dây
Thay vì sử dụng giày buộc dây, hãy mua những đôi dày dây dán Velcro. Dây dán giúp bạn dễ dàng điều chỉnh độ rộng chật của giày mà không mất quá nhiều thời gian cởi - buộc như dây bình thường. Hơn nữa, dây dán được cho là an toàn hơn dây buộc, do bạn có thể vô tình giẫm vào dây buộc và vấp ngã.
6. Chọn giày thể thao phù hợp
Để chon mua giày thể thao ưng ý, bạn nên bắt đầu với việc xác định loại giày phù hợp nhất với mục đích và môn thể thao của mình. Bạn sẽ cần giày chạy bộ (runners), giày đi bộ (walkers), giày chạy đường mòn (trail shoes), hay giày tập luyện đa năng (cross trainers). Mỗi loại giày đều được thiết kế chuyên biệt, đặc biệt ở phần đế giày nhằm bảo vệ và hỗ trợ tốt nhất cho môn thể thao đó. Để bảo vệ mắt cá chân, bạn nên chọn giày thể thao cao cổ (high-top) và nhẹ nhàng.
Bình luận của bạn